Giáo sĩ Kitô giáo Mũ mitra

Sự biến đổi của Mũ mitra, trích Catholic Encyclopedia (1913)

Thiên chúa giáo phương Tây

Trong hình thức hiện đại của Thiên Chúa Giáo phương Tây, mũ mitra là một chiếc mũ đóng kín, có chiều cao khá lớn, gồm hai phần tương tự (phía trước và sau), có đỉnh mũ cao và khâu lại với nhau ở hai bên. Hai mảnh vải ngắn luôn luôn được thả xuống từ phía sau mũ.

Ba loại mũ mitra được mặc bởi các giáo sĩ Công giáo La mã cho những dịp khác nhau:

  • Mũ Simplex (đơn giản, đề cập đến các vật liệu may mũ) được làm bằng vải lanh hoặc lụa trắng không được trang trí và các dây vải sau mũ truyền thống thường có màu trắng và tua màu đỏ. Mũ này đặc biệt được chú ý sử dụng trong các đám tang, thời gian Mùa Chay, vào Thứ Sáu Tuần Thánh và bởi các giám mục đồng tế trong thánh lễ. Hồng y với sự hiện diện của Giáo hoàng thường đội mũ mitra trắng làm bằng lụa.
  • Mũ Auriphrygiata là mũ được may bằng lụa có màu vàng đồng, hoặc lụa trắng kèm với màu vàng, bạc kim loại hoặc được thêu chỉ màu trên mũ. Ngày nay, mũ này thường được các giám mục sử dụng khi họ chủ trì lễ tôn vinh các bí tích.
  • Mũ Pretiosa (quý giá) được trang trí bằng đá quý và vàng và được đội trong những thánh lễ chính, hầu hết các ngày Chủ Nhật trang trọng (trừ Mùa Chay) và những ngày lễ lớn. Ngày nay, loại mũ này hiếm khi được trang trí với đá quý, và thiết kế đã trở nên đa dạng hơn, với thiết kế đơn giản và nguyên bản, thường chỉ là màu sắc phụng vụ trong ngày.

Trong tất cả các dịp lễ, một giúp lễ có thể mặc một tấm khăn che khăn giống như khăn choàng, được gọi là vimpa, xung quanh vai khi cầm mũ mitra của giám mục. Vimpa được sử dụng để giữ mũ để tránh khả năng bị bẩn bởi dầu tự nhiên trong tay của người giúp lễ và biểu tượng cho thấy người đó không sở hữu mũ mitra, nhưng chỉ giữ nó cho vị giám mục. Người mặc vimpa cũng đôi khi được gọi là vimpa. Khi một vimpa giữ Gậy Mục tử, họ cần chỉnh phần được uốn cong quay mặt vào bên trong, như một dấu hiệu khác cho thấy người đó không nắm quyền mục tử, được tượng trưng bởi chính chiếc gậy mục tử.

Tổng giám mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đội một chiếc mũ mitra

Với việc nhậm chức của giáo hoàng, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã phá vỡ truyền thống và mũ triều thiên Ba tầng của giáo hoàng ngay cả trên huy hiệu của Giáo hoàng bằng một chiếc mũ Mitra (vẫn có biểu tượng ba cấp độ,đại diện cho quyền lực của Giáo hoàng trong một hình thức đơn giản) và dây pallium. Trước Giáo hoàng Biển Đức XVI, mỗi huy hiệu của giáo hoàng luôn chứa hình ảnh của Triều thiên Ba tầng của giáo hoàng và các chìa khéo đặt chéo của Thánh Phêrô, mặc dù triều thiên này đã không được sử dụng kể từ thời Giáo hoàng Gioan Phaolô IGioan Phaolô II. Giáo hoàng Phaolô VI là vị giáo hoàng cuối cùng bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình với một lễ đăng quang chính thức vào tháng 6 năm 1963. Tuy nhiên, như một dấu hiệu cho thấy cần phải đơn giản hóa các nghi lễ của giáo hoàng, cũng như bản chất thay đổi của chính giáo hoàng, đã từ bỏ việc sử dụng vương miện của mình trong một buổi lễ tại Nhà thờ Thánh Phêrô trong kỳ họp thứ hai của Vatican II vào tháng 11 năm 1963. Tuy nhiên, trong Tông Hiến năm 1975 của ông đã làm rõ rằng việc đội triều thiên không bị bãi bỏ: trong tông hiến, ông đã quy định cho người kế nhiệm ông được cử hành nghi thức đội mũ triều thiên. Tuy nhiên, Giáo hoàng Gioan Phaolô I đã từ chối theo tông hiến của Giáo hoàng Phaolô VI và chọn một lễ nhậm chức của giáo hoàng đơn giản, tạo ra một tiền lệ theo sau bởi ba người kế nhiệm ông. Trong Tông huấn năm 1996 của Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mở ra nhiều chọn lựa bằng cách không chỉ rõ lễ nghi nào sẽ được sử dụng, ngoài việc có một buổi lễ sẽ được tổ chức để đánh dấu một triều đại giáo hoàng mới.

Giáo hoàng Phaolô VI đã quyên góp triều thiên ba tầng của ông, vốn là một món quà từ cựu tổng giáo phận Milan, với mục đích giảm bớt đói nghèo trên thế giới. Sau đó, Hồng y Francis Cardell Spellman của New York nhận được vương miện và đưa nó đi lưu diễn Hoa Kỳ để gây quỹ cho người nghèo. Triều thiên này được trưng bày thường trực trong Hầm mộ Nhà thờ ô Vương cung Thánh đường Đức Bà Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Washington, D.C.

Trong Giáo hội Anh, mũ mitra bị loại ra khỏi danh sách phẩm phục sau quá trình Kháng cách, ly giáo từ Giáo hội Công giáo Rôma, nhưng cuối cùng được phục hồi vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 do Phong trào Oxford, một phong trào khôi phục một số truyền thống xa xưa của Kitô giáo. Hiện nay, hầu hết các giám mục của Giáo hội Anh giáo sử dụng mũ mitra ít nhất trong một số dịp. Ngoài ra, mũ mitra cũng được các giám mục của giáo hội Lutheran, ví dụ Giáo hội Tin Lành Lutheran tại Latvia và Giáo hội Thụy Điển sử dụng.[3]

Trong các loại huy hiệu giáo hội, hình vẽ mũ mitra được đặt trên tấm khiên (logo) của tất cả những người có quyền đeo mũ, bao gồm cả các vị tu viện trưởng. Huy hiệu này khởi nguồn từ vị trí lãnh đạo quân sự, xuất hiện dưới dạng thức một chỏm nhô lên như một đỉnh trên mũ, tương tự như các loại huy hiệu của Đức.[4] Trong các giáo hội Anh giáo, hình ảnh mũ mitra vẫn nằm trên huy hiệu của các giám mục thay vì mũ giáo hội (một dạng thức mũ rộng vành). Trong Giáo hội Công giáo Rôma, việc sử dụng biểu tượng mũ Mitra trên phần chính của huy hiệu của hàng giáo sĩ đã bị bãi bỏ vào năm 1969,[5] và bây giờ chỉ tìm thấy trên một số biểu tượng của các đoàn thể, giống như huy hiệu của các giáo phận. Trước đây, biểu tượng mũ mitra thường được biểu thị phía dưới mũ giáo hội,[6] và ngay cả trong huy hiệu của hồng y, biểu tượng mũ mitra cũng không bị thay đổi.[7] Trong huy hiệu, hình ảnh của mũ Mitra luôn luôn được thể hiện dưới hình thức có màu vàng kim loại, và các tua sau gáy có cùng màu. Người ta đã khẳng định rằng trước khi cải cách về vấn đề huy hiệu chức sắc Công giáo, một sự phân biệt đã được sử dụng để được rút ra giữa vấn đề biểu tượng mũ mitra của một giám mục và một viện phụ bằng cách lược bỏ các tua của mũ mitra đối với huy hiệu của các viện phụ.

Ở Anh và Pháp, việc phân biệt được thực hiện bằng cách thể hiện biểu tượng mũ mitra của vị viện phụ một cách đơn giản hơn của giám mục.[4]

Thiên Chúa giáo phương Đông

Mũ Mitra của Thánh Giám mục Đông phương Chrysostomos của Smyrna, bị giết khi người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng thành phố vào năm 1922.

Mũ mitra dạng điển hình nhất trong các giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Byzantine dựa trên vương miện Hoàng gia đóng kín của thời kì cuối của Đế quốc Byzantine. Vì vậy, nó là kiểu mũ cuối cùng dựa trên καμιλαύκιον cũ hơn mặc dù nó tách ra khỏi cái mác là một chiếc mũ thuộc về thế tục vào giai đoạn sau đó rất lâu, sau khi chính bản thân chiếc mũ đã trải qua sự phát triển hơn nữa. Mẫu mũ dạng vương miện không được các giám mục sử dụng cho đến sau sự sụp đổ của Constantinople (1453).

Mũ Mitra của Kitô giáo Đông phương được làm theo hình dáng của một vương miện thạch, hoàn toàn kín, và vật liệu là thổ cẩm, màu nâu đỏ hoặc vải vàng. Nó cũng có thể được thêu, và thường được trang trí với đồ trang sức lộng lẫy. Thường có bốn biểu tượng gắn liền với chiếc mũ (thường là của Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria, Thánh Gioan BaotixitaThánh giá), mà giám mục có thể hôn trước khi đội mũ. Chiếc mũ mitra của các giáo hội phương đông thường có vàng, nhưng các màu phụng vụ khác có thể được sử dụng.

Đỉnh mũ được thiết kế bằng cách đặt một cây thánh giá với hai hình thức, hoặc làm bằng kim loại và đứng thẳng, hoặc thêu bằng vải và nằm ngay trên đỉnh mũ. Trong truyền thống Hy Lạp, các mũ mitra của các giám mục đều được thiết kế với biểu tượng thánh giá đứng trên đỉnh mũ. Điều này cũng đúng trong truyền thống Nga. Các loại mũ mitra trao cho các giáo sĩ sẽ có thánh giá nằm trên mặt phẳng đỉnh mũ. Đôi khi, thay vì biểu tượng thánh giá nằm trên đỉnh, có thể thay thế bằng một biểu tượng khác.

Là một biểu trưng xuất phát từ hoàng đế, cùng với các vật dụng khác như áo sakkos (một dạng áo lễ giáo chủ) và áo epigonation, một loại trang phục Kitô giáo Đông phương, chiếc mũ Mitra thể hiện thẩm quyền thời gian của các giám mục (đặc biệt là của Thượng phụ Tòa Thượng phụ Constantinople) trong sự quản lý luật Millet (luật tín ngưỡng cá nhân) của cộng đồng Kitô hữu trong đế chế Ottoman. Mũ Mitra được cởi ra trong những khoảnh khắc trang trọng nhất định trong việc Phụng vụ Thánh Thể và các phần khác, mũ thường bị gỡ bỏ và được các trợ tế cầm giúp.

Việc sử dụng mũ Mitra là đặc quyền của các giám mục, nhưng nó có thể được trao cho các tổng linh mục, và một số tu viện trưởng quan trọng (archimandrites). Mũ mitra của linh mục lễ không có biểu tượng thánh giá, và vị đó được trao ban đặc ân tùy theo quyết định của một Thượng hội đồng giám mục.